Đó là những vạt rừng cao su bạt ngàn, gió mát rượi mang mùi sương sớm và thoang thoảng mùi nhựa cây. Long Nguyên là một trong những nông trường cao su đầu tiên và quy mô nhất ở Việt Nam. Vùng đất này thuộc Bến Cát, nhưng sau khi thành lập thị xã, Long Nguyên được giao về huyện mới Bàu Bàng.
Cá nhân tôi vốn không lưu tâm lắm đến địa danh này, nhưng càng đi sâu càng thấy nó đẹp đẽ, bình yên. Đây vốn không phải là điểm nhấn trên bản đồ, nhưng ai mà đi đến vùng này thì có thể những ký ức về nó sẽ nằm trong những gì trong xanh văng vắt của cuộc đời.
Sau bão, trời nhiều mây sớm nhưng đang có dấu hiệu tốt lên, nắng lên hơi muộn, lúc tôi đến đã hơn 8:00, trời mới bắt đầu có nắng nhẹ. Có một chút lạ lẫm đối với người đồng bằng vốn quen với vườn trái cây và ruộng lúa. Những con đường đỏ, có bụi một chút, chạy ngang qua những lô cao su tạo thành những ô cờ tướng. Tôi nói vậy là vì có những con đường nhỏ rồi đường lớn, hai bên đường lớn có khi là hai vạt cao su đồng lứa, có khi là khác lứa. Bên đang cho mủ bên thì chỉ cao hơn đầu.
Điều cần làm không phải là chụp được nhiều ảnh, mà phải tận hưởng bầu không khí này, hơn nữa phải mục sở thị việc lấy mủ và gom về một mớ kiến thức sơ đẳng về loài cây cho ra vàng lỏng cho đất nước.
Cao su là loại cây mang đến đến sự thống khổ cho nông dân thuộc địa trong quá khứ nhưng giờ có lẽ nó đang vẽ lên một bức tranh trù phú. Có lần tôi về Dầu Tiếng, tôi thấy ở đó đang giàu lên, sung túc và văn minh, Dầu Tiếng là một thị trấn cao su giàu có điển hình.
Long Nguyên cũng vậy, tuy chưa thật giàu nhưng tôi thấy người ta sống khá thoải mái nếu so với phần nhiều xã khác trên cả nước.
Cao su ở đây cũng do công ty cao su Dầu Tiếng quản lý, người ta hay gọi là của nhà nước. Họ được phân lô để cạo mủ và được chia theo sản phẩm. Công việc nói chung phải thức dậy sớm nhưng cũng không vất vả lắm.
Có một thằng bé hay nói, có rắn không, tôi cũng sợ rắn nhưng tự an ủi, chắc không có đâu con trai. Đi theo một chị cạo mủ suốt hai ba hàng cây mà câu chuyện của hai chị em vẫn là về con rắn, lúc sau mọi thứ thắc mắc của tôi về cây cao su đều được chị giải đáp.
Cuối cùng mặt trời lên cao đã len qua từng đám lá, phía lán ngay ngã tư đã có xe thu mủ đợi sẵn, hôm nay chúng tôi thu được hơn 4 thùng, tôi ước chừng hơn 100 ký.
Sau bão, trời nhiều mây sớm nhưng đang có dấu hiệu tốt lên, nắng lên hơi muộn, lúc tôi đến đã hơn 8:00, trời mới bắt đầu có nắng nhẹ. Có một chút lạ lẫm đối với người đồng bằng vốn quen với vườn trái cây và ruộng lúa. Những con đường đỏ, có bụi một chút, chạy ngang qua những lô cao su tạo thành những ô cờ tướng. Tôi nói vậy là vì có những con đường nhỏ rồi đường lớn, hai bên đường lớn có khi là hai vạt cao su đồng lứa, có khi là khác lứa. Bên đang cho mủ bên thì chỉ cao hơn đầu.
Điều cần làm không phải là chụp được nhiều ảnh, mà phải tận hưởng bầu không khí này, hơn nữa phải mục sở thị việc lấy mủ và gom về một mớ kiến thức sơ đẳng về loài cây cho ra vàng lỏng cho đất nước.
Cao su là loại cây mang đến đến sự thống khổ cho nông dân thuộc địa trong quá khứ nhưng giờ có lẽ nó đang vẽ lên một bức tranh trù phú. Có lần tôi về Dầu Tiếng, tôi thấy ở đó đang giàu lên, sung túc và văn minh, Dầu Tiếng là một thị trấn cao su giàu có điển hình.
Long Nguyên cũng vậy, tuy chưa thật giàu nhưng tôi thấy người ta sống khá thoải mái nếu so với phần nhiều xã khác trên cả nước.
Cao su ở đây cũng do công ty cao su Dầu Tiếng quản lý, người ta hay gọi là của nhà nước. Họ được phân lô để cạo mủ và được chia theo sản phẩm. Công việc nói chung phải thức dậy sớm nhưng cũng không vất vả lắm.
Có một thằng bé hay nói, có rắn không, tôi cũng sợ rắn nhưng tự an ủi, chắc không có đâu con trai. Đi theo một chị cạo mủ suốt hai ba hàng cây mà câu chuyện của hai chị em vẫn là về con rắn, lúc sau mọi thứ thắc mắc của tôi về cây cao su đều được chị giải đáp.
Cuối cùng mặt trời lên cao đã len qua từng đám lá, phía lán ngay ngã tư đã có xe thu mủ đợi sẵn, hôm nay chúng tôi thu được hơn 4 thùng, tôi ước chừng hơn 100 ký.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét